Nhật Bản Và Những Lễ Hội Trải Dài Khắp Đất Nước

06:12 16/03/2018 | 2984
Ở Nhật Bản, trải dài khắp đất nước đều có những lễ hội truyền thống hấp dẫn mang đặc trưng và các phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau.

Một trong những điều mà du khách thích nhất khi đi tour du lịch Nhật Bản chính là biết thêm được nhiều điều về lịch sử, văn hoá cũng như phong tục tập quán của người dân địa phương thông qua các lễ hội hấp dẫn.

1. Lễ hội Kishiwada Danjiri

Vào giữa tháng 9 hàng năm, lễ hội Danjiri được tổ chức tại Kishiki ở Kishiwada, thành phố Osaka, thu hút hàng nghìn khách du lịch đến Nhật Bản tham gia. Đây là lễ hội hết sức mạo hiểm ở Nhật. Người tham dự lễ hội này sẽ phải uống rượu thật say mềm và ngồi vào những chiếc kiệu có trọng tải lớn được làm bằng gỗ. Kiệu xe chạy xuống phố, và cuộc đua thực sự bắt đầu.

Thủ lĩnh của nhóm đẩy kiệu sẽ đứng cao trên đỉnh kiệu, nhảy múa, cổ vũ cho các thành viên của mình.Có nhiều chiếc kiệu rất lớn nên cần khoảng 500 người đẩy. Lễ hội này đề cao sức mạnh, tính kiên trì, chịu đựng và tinh thần đồng đội. Những người đẩy xe vừa đẩy vừa hò lớn, tạo ra bầu không khí vô cùng náo nhiệt, khiến mọi người xung quanh điêu đứng đấy.

2. Awa Odori – Tokushima

Awa Odori là lễ hội múa truyền thống của tỉnh Tokushima nói riêng và của Nhật Bản nói chung. Lễ hội được diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 8 hàng năm, với những vũ điệu uyển chuyển, dịu dàng của phái nữ và điệu nhảy sôi động hừng hực lửa của phái nam.

Trong tiếng đàn, tiếng chuông, tiếng trống và tiếng sáo hòa vang… các bước nhảy nhộn nhịp và ăn ý. Lễ hội Awa Odori cũng thu hút đông đảo người đến xem nên nếu có dịp tham gia vào lễ hội này, bạn sẽ không chỉ không bất ngờ và hoảng về mức độ đầu tư của nó mà còn cả tiếng hò reo cổ vũ rất lớn từ những người xung quanh.

3. Lễ hội Kanda – Tokyo

Lễ hội Kanda được tổ chức vào hai ngày Thứ bảy và Chủ nhật thứ hai của tháng 5 hàng năm tại đền Myojin, để vinh danh chiến công vang dội của các Shogun (một vị thần trong Thần đạo) và ca ngợi những người vợ của họ. Đây cũng là cơ hội để họ được tự hào về chính mình. Trước đây, lễ hội thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 9, vì đây là ngày vị tướng Ieyasu Tokugawa3 đã giành chiến thắng quyết định trong trận chiến Sekigahara.

Trong lễ hội hơn 1300 năm lịch sử này, sẽ có hàng ngàn người đi diễu hành, mang hơn 100 chiếc kiệu di động gọi là mikoshi được các nghệ nhân trang trí với những con phụng hoàng trên mái nhà đi trên đường phố. Mọi người xung quanh đều chìm đắm trong không khí âm nhạc rộn rã, tràn ngập màu sắc vui tươi của lễ hội, do đó, đoàn diễu hành rước kiệu kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ.

4. Lễ hội Aomori Nebuta – Aomori

Lễ hội Aomori Nebuta diễn ra hằng năm cứ đến ngày 2 đến ngày 7 tháng Tám ở Aomori và thu hút với lượng lớn người tham gia. Một đoàn diễn hành dài gồm khoảng 20 chiếc kiệu lớn mô phỏng hình thần linh, nghệ sỹ kịch nổi tiếng kabuki và các chiến binh được sắp xếp trước đó sẽ đi ngang qua các đường phố trung tâm của Aomori. Lễ hội này vinh dự được bình chọn là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng vào năm 1980.

Đi theo từng chiếc kiệu là những vũ công khác gọi là haneto, vừa đi vừa hô to Rassera kết hợp cả với những nhạc công thổi sáo, đánh trống. Trang phục của họ vô cùng đặc biệt, được những thiết kế riêng đặc biệt cho từng điệu nhảy. Trong âm thanh rộn ràng vui nhộn hòa tiếng trống, tiếng sáo tre, và tiếng reo hò, bạn sẽ cảm nhận không khí mùa hè sôi động và trở nên phấn khích vô cùng. Du khách hoàn toàn có thể tham gia lễ hội địa phương này với tư cách là haneto.

5. Lễ hội Gion – Kyoto

Lễ hội Gion – lễ hội được diễn ra từ ngày 1 cho đến ngày 31 tháng bảy mỗi năm, nó được long trọng diễn ra tại đền Yasaka ở Kyoto. Lễ hội này đã có lịch sử hơn 1000 năm và được mệnh danh là một trong những lễ hội phổ biến nhất đất nước Nhật Bản. Trong quá trình diễn ra lễ hội sẽ kèm theo những hoạt động lớn, thu hút mọi người dân trên cả nước đặt biệt là khách du lịch.

Nét đặc sắc độc đáo thu hút của lễ hội Gion chính là lễ diễu hành hoành tráng long trọng Yamaboko. Có hai loại kiệu đó là Yama và Hoko, trong đó kiệu Hoko là loại kiệu hai tầng, cao tầm 25 met, nặng chừng 12 tấn và có bánh xe rất lớn. Để di chuyển chiếc kiệu khổng lồ này cần phải có sự phối hợp đồng đều của đội ngũ người kéo kiệu làm việc. Hoạt động này phản ánh tính khéo tay đã được gìn giữ bấy lâu nay của người Nhật.


Từ khoá: du lịch nhật bản 2018 Lễ hội truyền thống lễ hội truyền thống nhật bản

Các bài viết liên quan